Jannah Theme License is not validated, Go to the theme options page to validate the license, You need a single license for each domain name.
Bao bì nilon

Bao bì ni lông là gì? Đặc tính và ứng dụng của túi ni lông trong đời sống

Túi ni lông (bao bì ni lông) vẫn được xem là một phát minh lớn làm thay đổi cả thế giới. Bên cạnh những lợi ích mà loại túi này đem lại, chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người và môi trường. Vậy Bao bì ni lông là gì? Cách nhận dạng bao bì ni lông là gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về mặt tối khi sử dụng túi ni lông qua bài viết dưới đây.

Bao bì ni lông là gì?

Bao bì ni lông là gì? Túi nilon – túi bóng – túi ni lông – bịch nilon – bao bì ni lông là một loại bao bì nhựa rất mỏng, nhẹ và dẻo, chúng là vật dụng rất tiện dụng trong mỗi gia đình. Túi ni lông in hình được làm từ các hạt nhựa tổng hợp và một vài phụ gia khác. Chúng có nhiều kích thước khác nhau, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và hầu hết có thể tái chế được.

bao bì ni lông là gì
bao bì ni lông là gì

Cách nhận dạng bao bì ni lông là gì?

Cách nhận dạng bao bì ni lông là gì? Để nhận dạng túi nilon người ta thường chia làm 2 loại nhận dạng. Đó là nhận dạng theo đặc điểm và nhận dạng theo công dụng cấu tạo.

Nhận dạng theo đặc điểm

Có 3 loại thường gặp : túi trơn , túi Die-cut, túi T-shirt ( hay còn gọi là túi shopping – túi siêu thị), túi Roll cuộn, và túi zipper.

Túi nilon Die-cut:

Đây là loại túi thường gặp tại các cửa hàng bán sỉ lẻ, siêu thị…thường gọi là túi trơn ( túi phẳng) có đục lỗ (die-cut bag) để dễ dàng cho việc cầm nắm xách sản phẩm. Ngoài ra còn loại túi không có quai, miệng bằng, mỏng, dùng nhiêu trong chợ như đựng (chẻ,thực phẩm, kẹo…), túi PE trong….

In ống đồng được xem là phương pháp in chính, thiết kế trục in được mà một lớp đồng dày khoảng 100 microns đây là lớp nhận diện hình ảnh. Các phần tử in được khắc sâu và nằm dưới bề mặt trục in nên người ta thường gọi là in…

Túi nilon T-shirt

Đúng với tên gọi chiếc túi này giống như chiếc ao dây, có 2 quai còn được gọi là túi siêu thị, túi chủ yếu làm từ chất liệu HDPE và LDPE. Thường sử dụng trong các siêu thị và được in quảng cáo một mặt. Túi nilon nhiều màu thường được sử dụng nhiều để che sản phẩm bên trong.

Túi nilon dạng roll cuộn

Túi này này thường được cuộn lại từng cuộn có lõi to nhỏ tùy vào kích cỡ. Thường dùng để đựng rác, đựng thực phẩm trong các quầy đông lạnh, trung tâm thương mại. Túi có 2 loại: túi miệng phẳng và túi có 2 quai.

Túi zipper

Là loại túi có khóa kéo ( vuốt mép). Có ưu điểm, kín khí, an toàn, sản phẩm bên trong khó rớt ra. Loại túi này thường được làm bằng nhựa PE với độ bên cao, nên thường sử dụng để đựng linh kiện điện tử, thuốc trong y tế…hay túi đựng trà sữa…

Nhận dạng theo chất liệu cấu tạo

Theo vật liệu cấu tạo mà có thể chia làm nhiều loại túi, nhưng thường gặp các loại sau:

Túi nilon HDPE và LDPE

Túi nilon làm từ 2 chất liệu này có đặc điểm chung như : có độ trong suốt, độ bóng mịn bề mặt, chống thấm nước, nhưng chống thấm thấu khi kém.

Túi HDPE( High Density Polyethylene) hay túi xốp

Túi HD in thương hiệu Túi HDPE hay túi HD có độ trong, độ bóng bề mặt ở mức độ trung bình. Độ mềm dẻo kém, có độ cứng nhất định, đễ gập nếp, tạo ra tiếng động xột xoạt rõ rang khi cọ xát ( nên thường gọi là túi xốp ). Túi xốp HDPE thường gặp là túi đựng rác, túi hàng chợ, túi siêu thị và cửa hàng nhỏ.

Trà sữa là thức uống phổ biến của giới trẻ xưa và nay. Nhưng từ lâu trà sữa đã không còn được ưa chuộng do vệ sinh thực phẩm, nhưng vài năm trở lại đây các thương hiệu nổi tiếng lại vực dậy thức uống đầy màu sắc và mùi…

Túi LDPE (Low Density Polyethylene)

Túi nhựa làm từ LDPE hay túi PE có độ trong, bề mặt mịn, bóng hơn so với túi HD. Nhờ độ dẻo dai, mịn màng hơn, nên giá thành sản xuất túi đắt hơn so với túi HD, nhưng chất lượng túi nilon sẽ cao cấp hơn. Túi PE thường gặp là các túi in quảng cáo sản phẩm, túi in logo, thương thiệu cho các doanh nghiệp.

Túi PP ( Polypropylen)

Túi làm từ nhựa PP có độ bền cơ học cao hơn, khá cứng, nên không mềm dẻo, khó bị kéo giãn dọc như nhựa HD hay PE. Đặc biệt, túi PP có độ mịn, bóng bề mặt cao, sức bền cơ lý tốt hơn.

Ngoài ra, vật liệu PP có khả năng chống thấm khí, thấm nước, nên thường dùng làm túi đựng thực phẩm, bảo quản hàng hoá, hoặc màng chít pallet bọc hàng hoá – thực phẩm

Túi OPP

Túi OPP là gì ? Loại túi ép, cấu tạo từ 2 lớp màng polypropylene , có độ co giãn cơ lý tốt, độ nét cao, chống ẩm tuyệt vời. Vì vậy túi OPP là loại túi cao cấp, độ bề, chống ẩm tốt, dùng để đựng hàng hoá đặc biệt, hoặc in túi nilon cho quảng cáo marketing. Thích hợp đóng gói các thực phẩm : bánh kẹo, trái cây khô, các loại gia vị, thảo dược, các loại hạt, hay vật tư y tế…

Kích thước tiêu chuẩn khi in các loại bao ni lông

Để in bao ni lông khách hàng cần lưu ý lựa chọn các kích thước thông thường để có chi phí hợp lý hơn. Đầu tiên cần quan tâm tới chất lượng túi.

bao bì ni lông là gì
bao bì ni lông là gì

Bao ni lông HD

Loại này có bề mặt hơi mờ, hơi sần cứng. Khi bị vò nhàu dễ tạo thành những nếp nhăn. Túi HD thường được làm khá dày để tạo sự cứng cáp, sang trọng. Đây là loại sản phẩm được ưa chuộng lựa chọn khi in túi ni lông giá rẻ ở Hà Nội. Giá thành của nó cũng rất cạnh tranh. Kích thước túi nilon HD cụ thể là :

    • Kích thước 20 x 30cm: Loại mỏng: 0.6kg ~ 100 túi; Loại dày: 1kg ~ 100 túi.
    • Kích thước 25 x 35cm: Loại mỏng: 1kg ~ 100 túi. Loại dày: 1,5kg ~ 100 túi.
    • Kích thước 30 x 42cm: Loại mỏng: 1.2kg ~ 100 túi. Loại dày: 2kg ~ 100 túi.
    • Kích thước 35 x 50cm: Loại mỏng: 1.8kg ~ 100 túi. Loại dày: 2.5kg ~ 100 túi hoặc 3kg/túi.
    • Kích thước 40 x 60cm: Loại mỏng: 4kg ~ 100 túi.

Bao ni lông PE

Túi nilon PE: Bề mặt láng bóng, sờ tay vào sẽ thấy có độ mượt mà, mềm dẻo. Khi bị vò cũng không để lại các lớp nhăn và kích thước túi nilon loại PE này là.

  • Kích thước 15 x 25cm. Loại mỏng: 1kg ~ 100 túi.
  • Kích thước 25 x 35cm. Loại mỏng: 1.5kg ~ 100 túi.
  • Kích thước: 30 x 42cm. Loại mỏng: 2kg ~ 100 túi.
  • Kích thước 35 x 50cm. Loại mỏng: 3kg ~ 100 túi.
  • Kích thước: 40 x 60cm. Loại mỏng: 4kg ~ 100 túi.

Đặc tính và ứng dụng của túi ni lông trong đời sống

Túi ni lông được làm chủ yếu từ nhựa dẻo và các chất phụ gia nên có đặc tính là:

  • Mềm, mịn
  • Dẻo dai, có thể kéo giãn
  • Chịu tải tốt
  • Không thấm nước, thấm khí
  • Chịu được các hiện tượng thời tiết nắng nóng hoặc mưa gió
  • Chống nấm mốc và côn trùng tốt…

Bao bì ni lông là gì? Chính vì sở hữu nhiều đặc tính vượt trội này nên từ khi ra đời cho đến nay túi ni lông đã dần khẳng định vị thế của mình và nhanh chóng phủ sóng khắp mọi mặt từ đời sống cho đến sản xuất như:

  • Dùng để đóng gói sản phẩm, giúp bảo quản hàng hóa bên trong không bị hỏng hoặc hư hại
  • Đựng hàng hóa mỗi khi mua sắm đồ
  • Đựng và bảo quản mẫu vật xét nghiệm, thuốc, thiết bị… trong ngành y tế
  • Đựng và bảo quản đồ vật không dùng đến như quần áo, chăn màn, giầy dép, túi xách… giúp các đồ vật này không bị hỏng hóc hoặc bị côn trùng xâm nhập.
  • Làm áo mưa, che chắn, bảo vệ con người không bị ướt.
  • Đựng rác thải…

Túi ni lông: Nhiều lợi ích nhưng hiểm họa cũng không kém

Mặc dù mang đến rất nhiều tiện ích nhưng túi ni lông cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người, sinh vật.

Lý do là bởi túi ni lông rất khó để phân hủy trong tự nhiên.

Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời một chiếc túi ni lông sẽ phải mất từ 500 – 1.000 năm mới có thể phân hủy. Trong quá trình dài này chúng gây ra biết bao tác hại cho môi trường.

  • Tác hại của bao bì ni lông với môi trường: Làm tăng hiệu ứng nhà kính, gây cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật, dẫn đến tình trạng xói mòn và sạt lở đất, làm tắc nghẽn đường ống, gây ngập úng ở các đô thị vào mùa mưa, gây bùng phát các bệnh dịch nguy hiểm…
  • Tác hại của túi bóng với sức khỏe của con người: Túi nilon khi đốt sẽ tạo ra hai khí cực độc là dioxin và furan gây dị tật bẩm sinh ở trẻ, ngộ độc, suy giảm miễn dịch, ung thư… cho con người. Nếu dùng bao bì nilon đựng thực phẩm khi còn nóng còn xuất hiện tình trạng các kim loại nặng trong túi như chì và cadimi sẽ bị ngấm vào thức ăn gây suy gan, ung thư não và ung thư phổi…
  • Tác hại của bao bì ni lông với sinh, động vật trong hệ sinh thái: Túi ni lông tồn tại trong môi trường khiến rất nhiều động vật tưởng nhầm là thức ăn. Túi ni lông khi bị động vật ăn phải sẽ tích tụ trong dạ dày mà không thể tiêu hóa được, gây ra cái chết cho rất nhiều sinh vật biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển.

Các giải pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông là gì?

Thế giới đã làm gì để hạn chế sử dụng túi nilon?

Với những tác hại tiêu cực mà túi ni lông mang lại, nhiều quốc gia, thành phố trên thế giới đã ban hành các đạo luật về túi ni lông để hạn chế người dân sử dụng loại túi tiện lợi nhưng rất nguy hại này. Cụ thể:

  • Ireland: Là nước đầu tiên ở Châu Âu áp dụng biện pháp hạn chế túi bóng. Từ tháng 5/2002, mỗi túi ni lông được sử dụng trong siêu thị sẽ phải chịu mức phí 15 cent (khoảng 4.400 VND). Sau khi quy định này được áp dụng lượng túi ni lông được sử dụng đã giảm 90%.
  • Nam Phi: Chính phủ Nam Phi cấm người dân sử dụng túi ni lông siêu mỏng từ 5/2003. Đối với các nhà bán lẻ nếu phân phát loại túi ni lông này cho khách hàng sẽ bị phải khoảng $13.8 hoặc 10 năm tù giam.
  • Kenya: Năm 2017, Kenya đã chính thức quy việc sản xuất túi bóng là bất hợp pháp. Bất cứ cá nhân, tổ chức nào vi phạm sẽ bị phạt 4 năm tù và 38.000 USD.
  • Bangladesh: Từ đầu những năm 2002, Bangladesh đã cấm sử dụng túi bóng ở thủ đô Dhaka.
  • Ấn Độ: Ấn Độ cấm sản xuất, buôn bán và sử dụng túi nilon từ tháng 8/2003.
  • Luxembourg, Đan Mạch: Chính phủ của cả hai quốc gia này đã đánh thuế rất cao cho những đơn vị sản xuất túi sử dụng túi nilon.
  • San Francisco: Là thành phố đầu tiên ở Mỹ ban hành lệnh cấm sử dụng túi nilon ở trong các cửa hàng, thay vào đó là sử dụng túi sinh học được làm từ tinh bột ngô…
bao bì ni lông là gì
bao bì ni lông là gì

Bạn có thể làm gì để góp phần hạn chế sử dụng túi nilon?

Bao bì ni lông là gì? Trước những hệ lụy tiêu cực của túi ni lông thì việc đưa ra các giải pháp cụ thể giúp hạn chế sử dụng túi ni lông là rất cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp thiết thực bạn có thể áp dụng ngay từ hôm nay.

  • Tái sử dụng: Hầu hết các loại bao bì ni lông đều có thể tái sử dụng lại nhiều lần nếu bạn đựng các đồ khô, không nóng… Tuy nhiên, thói quen của người dân là dùng túi một lần rồi vứt bỏ luôn. Điều này không chỉ gây lãng phí tài nguyên mà còn làm tăng lượng rác thải ra môi trường.
  • Sử dụng các vật dụng thay thế: Khi đi chợ, thay vì dùng túi nilon để đựng đồ, ta có thể dùng túi vải, túi cói, giỏ nhựa hoặc túi làm từ vật liệu sinh học phân hủy hoàn toan,… để đựng. Điều này vừa giúp thực phẩm tươi ngon, không bị nhiễm độc lại vừa góp phần bảo vệ môi trường.
  • Hạn chế sử dụng túi bóng 1 lần hết sức có thể: Các loại túi ni lông một lần thường có giá thành rất rẻ nhưng bù lại chất lượng kém, dễ rách và không thể tái sử dụng lại được. Vì thế, hãy sử dụng túi bóng 1 lần chỉ khi thực sự cần thiết.
  • Sử dụng các túi sinh học phân hủy: Khác với túi nilon, túi sinh học phân hủy có thành phần chủ yếu là tinh bột ngô, khoai, sắn và các vật liệu phân hủy sinh học hoàn toàn… nên rất an toàn cho sức khỏe và môi trường. Đặc biệt, thời gian phân hủy của túi sinh học rất ngắn chỉ khoảng 1 – 2 năm, ít hơn rất nhiều so với thời gian phân hủy của túi ni lông.

Từ khóa:

  • Bao bì ni lông làm từ gì
  • Ô nhiễm bao bì ni lông là gì
  • Nghị luận về bao bì ni lông
  • Tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường
  • Bao bị ni lông có đặc tính gì
  • Lợi ích của bao bì ni lông
  • Bao bì ni lông được coi la gì
  • Tác hại của bao bì ni lông lớp 8

Nội dung liên quan:

Back to top button