Jannah Theme License is not validated, Go to the theme options page to validate the license, You need a single license for each domain name.
Hộp carton

Văn hóa hộp gói quà của người Nhật từ xa xưa đến nay

Nếu bạn đã có cơ hội nhận một món quà từ một người Nhật, chắc chắn bạn sẽ không khỏi trầm trồ trước sự cầu kỳ trong phong cách gói quà và hộp gói quà thật đặc biệt của người Nhật. Từ giấy, khăn gói cho đến dây nơ, dải lụa bọc bên ngoài đều được lựa chọn rất cẩn thận và gói ghém kỹ càng, đẹp đẽ. Điều này vừa thể hiện tính cách chu đáo của người tặng cũng như bày tỏ tình cảm của họ với người được nhận đó!

Các phong cách khi người Nhật bọc hộp gói quà

Người Nhật có nhiều quy tắc về cách gói quà tặng, phần lớn trong số đó liên quan đến cảm xúc đối với người nhận quà và thông điệp đằng sau món quà. Việc gói quà không đơn thuần chỉ để che kín món quà, mà còn để tôn giá trị của những đồ vật bên trong.

1. Người Nhật có hai cách gói quà chính là Tsutsumi và Furoshiki.

Tsutsumi (còn gọi là Origata):

Trong tiếng Nhật, tsutsumi – có nghĩa là “bọc gói”. Khía cạnh độc đáo của kỹ thuật này là giấy hoặc vải không bao giờ bị cắt mà thay vào đó, chúng được xếp nếp, gấp và buộc lại. Ở thời cổ đại Nhật Bản, giấy được cho là thần linh nên việc cắt giấy là một điều cấm kỵ.

Mục đích của cách gói tsutsumi không phải là để che giấu món quà, mà là để tôn vinh và thể hiện phần nào đó món quà ở trong. Ví dụ, người Nhật thường biếu tặng cho nhau trà hảo hạng. Khi bọc trà đen (kocha), người ta sẽ để hở một khe nhỏ trên giấy gói đỏ rồi phủ một lớp bóng kính để người nhận có thể nhìn thấy một phần những gì ở trong gói.

Furoshiki: Furoshiki là kỹ thuật bọc quà bằng vải.

Phong cách này phù hợp với quà sinh nhật, quà ngày lễ, quà mừng cưới, hoặc các món đồ tiếp thị và mua sắm hàng ngày. Ban đầu, furoshiki được sử dụng để bọc quần áo mang đến nhà tắm. Furoshiki được làm với nhiều kích cỡ khác nhau.

hộp gói quà

Nó cực kỳ tiện dụng và có thể được gấp lại sau mỗi lần sử dụng để bọc hoặc mang theo một thứ khác. Bộ Môi trường Nhật Bản đã xúc tiến việc sử dụng furoshiki để thúc đẩy tái chế, vì vải có thể được tái sử dụng cho các dịp khác nhau, giúp giảm lãng phí giấy.

2. Ý nghĩa của hộp gói quà

Ở Nhật, khi tặng quà, người ta thường quan tâm không chỉ đến nội dung mà cả cách bọc và giấy gói quà. Trong văn hóa Nhật Bản, việc gói quà quan trọng như chính món quà. Nếu việc tặng quà được xem như một hình thức giao tiếp giữa người tặng và người nhận thì cách gói quà đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thông điệp liên quan đến món quà.

Tóm lại, gói quà được coi là một phần của chính món quà, phản ánh cả món quà được tặng và cảm xúc đằng sau món quà. Khi nhận được một món quà, việc món quà đó có được bọc gói hay không khá quan trọng. Bạn cũng không nên mở quà ngay trước mặt người tặng, trừ khi đó là người nhà hay bạn bè cực kỳ thân thiết. Người nhận nên đợi đến sau khi mọi người về hết rồi mới mở quà.

Màu sắc giấy cũng phải thật cầu kỳ như hộp gói quà

1. Tông màu nóng

hộp gói quà

  • Đỏ: Màu đỏ tượng trưng cho những cảm xúc tích cực mạnh mẽ như năng lượng và sức sống nhưng nó cũng có thể là biểu tượng của sự tức giận, nguy hiểm, thô tục, sự quá ngưỡng và đôi khi là ham muốn tình dục. Thông thường, thông báo tang lễ là màu đỏ nên hãy tránh gửi thiệp màu đỏ.
  • Vàng: Màu vàng tượng trưng cho sự can đảm, vẻ đẹp và tinh tế, sự quý phái và vui vẻ.
  • Vàng kim loại: Vàng kim loại được sử dụng rộng rãi trong trang trí, tượng trưng cho sự giàu có và uy tín.
  • Cam: Màu cam tượng trưng cho hạnh phúc và tình yêu.
  • Hồng: Màu hồng được xem như biểu tượng của mùa xuân, sự nữ tính, tuổi trẻ và sức khỏe tốt. hộp gói quà
  • Đen: Tương tự như văn hóa phương Tây, màu đen gắn liền với cái chết, sự diệt vong và nỗi buồn. Màu đen cũng là màu của sự bí ẩn và màn đêm. Nó đôi khi được xem là một màu không may mắn.
  • Đỏ và Trắng: Sự kết hợp giữa màu đỏ và trắng đại diện cho sự ăn mừng và hạnh phục, kết nối năng lượng và sự tái sinh.

2. Tông màu lạnh

  • Trắng: Màu trắng thường đại diện cho sự tinh khiết sạch sẽ và được xem như là một màu may mắn. Nó có thể tượng trưng cho cái chết và sự tái sinh. Đó là một màu phổ biến cho cô dâu và các đám tang. Ở Nhật Bản, cẩm chướng trắng tượng trưng cho cái chết.
  • Bạc: Bạc được sử dụng trong các công cụ và vũ khí, đại diện cho độ chính xác, nam tính và sức mạnh công nghệ cao.
  • Xanh lá cây: Xanh lá là một màu sắc tích cực, đại diện cho sự sinh sôi, cuộc sống vĩnh cửu, sự trẻ trung và tươi mới. Xanh ô-liu cũng biểu tượng cho phẩm giá.
  • Xanh biển: Xanh biển là một màu nhẹ nhàng đại diện cho cuộc sống hàng ngày, sự tinh khiết và sạch sẽ. Nó cũng được coi là một màu sắc nữ tính.
  • Tím: Màu tím tượng trưng cho đặc quyền, sự giàu có và quý tộc.
  • Nâu: Màu nâu biểu tượng cho Trái đất, sức mạnh và độ bền. Nó cũng là màu của gỗ. Trong tiếng Nhật, từ cha 茶 (trà) là một phần của từ chairo 茶色 (màu nâu).
  • Đỏ và Đen: Sự kết hợp của màu đỏ và đen đại diện cho tình dục.

Các tìm kiếm liên quan đến hộp gói quà

  • hộp đựng quà cao cấp
  • hộp gói quà tết
  • hộp giấy đựng quà giá sỉ
  • hộp quà giấy
  • hộp quà đẹp giá rẻ bất ngờ
  • hộp đựng quà size lớn
  • mua hộp quà ở đâu hà nội
  • những hộp quà đẹp

 

Back to top button