Khối lượng tịnh là gì và sự khác biệt với trọng lượng tịnh
Khối lượng tịnh là gì? Bạn thường thấy cụm từ khối lượng tịnh trên các sản phẩm như: sữa chua vinamilk, sữa ông thọ, hay của các hộp sữa chua loại khác… Tuy nhiên lại chưa thực sự hiểu thuật ngữ này là gì, cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về khối lượng tịnh nhé!
Khối lượng tịnh là gì?
Khối lượng tịnh dịch sang tiếng anh là gì? Đó là Net Weight. Hiểu một cách đơn giản khái niệm khối lượng tịnh trên bao bì là gì, nó chính là tổng khối lượng thực của sản phẩm.
Một số người thắc mắc rằng: không tính những vật nhỏ, đựng trong bao bì nhỏ, mà xét đến bao bì dày hơn thì khối lượng tịnh có bao gồm bao bì không? Câu trả lời là không.
Cách tính khối lượng tịnh là gì?
Khối lượng tịnh được ký hiệu là W. Công thức tính khối lượng tịnh được xác định như sau:
W = m.g
Trong đó:
- m là khối lượng của vật, được đo bằng kg hoặc g
- g là gia tốc trọng trường tại điểm đặt vật, có đơn vị là (m/s2). Gia tốc trọng trường của trái đất có giá trị là 9,81 m/m2
Trọng lượng tịnh là gì?
Trong trường hợp khối lượng của vật cộng với khối lượng bao bì thì đó là trọng lượng tịnh, hay là Gross Weight. Trọng lượng tịnh của một vật thực chất chính bằng giá trị khối lượng tịnh của vật đó, tính bằng đơn vị g (hoặc kg).
Ví dụ đơn giản như thế này: Một thùng sữa có trọng lượng 50kg. Trước khi cho sữa vào thì người dùng đo được khối lượng của thùng là 0,5kg. Vậy suy ra khối lượng tịnh của sữa là 49,5kg. Còng tổng 50kg chính là trọng lượng tịnh.
Ý nghĩa của khối lượng tịnh
Khối lượng tịnh và khối lượng của vật có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thông qua cách ghi khối lượng tịnh trên bao bì sản phẩm thì người ta biết được mức độ khối lượng của từng sản phẩm riêng biệt. Nó là căn cứ để phân loại các sản phẩm với nhau. Cũng theo đó, người tiêu dùng đưa ra sự lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và điều kiện sử dụng.
Thông thường, khối lượng thường được in ở mặt sau, góc bên phải của bao bì sản phẩm.
Quy định về trọng lượng tịnh
Bản chất, trọng lượng tịnh là giá trị khối lượng của vật, do đó nó cũng được tuân theo Thông tư số 21/2014 của Bộ khoa học và Công nghệ. Quy định này được áp dụng với những cá nhân, tổ chức, đơn vị kinh doanh sản phẩm đóng gói.
Các sản phẩm đảm bảo thông tin đầy đủ về: thể tích, diện tích, chiều dài… đồng thời có cách ghi khối lượng tịnh trên bao bì phù hợp theo quy định. Khối lượng thực của hàng hóa chứa trong bao bì được xác định thông qua phương pháp đo tiêu chuẩn. Quy cách đóng hàng phù hợp, lượng thực sản phẩm đảm bảo không nhỏ hơn lượng tối thiểu cho phép.
Đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu, cần có đầy đủ giấy tờ chứng minh về tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn đo lường. Những cơ sở đáp ứng yêu cầu này sẽ được cấp dấu định lượng. Còn trường hợp vi phạm thì sẽ bị hủy bỏ giấy chứng nhận hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh.
Những quy định của nhà nước về khối lượng tịnh
Trong tình hình hiện nay, tất cả các cơ sở, công ty sản xuất nhập khẩu hay kinh doanh có đóng gói bao bì cần phải nghiêm túc thực hiện theo quy định số 21/2014 về đo lường đối với những sản phẩm được đống gói sẵn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Dấu định lượng chính là thứ giúp chúng ta xác định được cơ sở kinh doanh đó liệu có đạt đủ những yêu cầu về quy định đóng gói hay không? Những cơ sở đáp ứng đủ những quy chuẩn trên thì sẽ được cấp dấu định lượng. Nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực chứng nhận.
Sự khác nhau giữa khối lượng tịnh và trọng lượng tịnh
Khối lượng tịnh và trọng lượng tịnh là hai đơn vị dễ gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.
Xét trên phương diện vật lý, khối lượng để chỉ số lượng trên vật chất cấu thành nên vật còn trọng lượng lại thiên nhiều về lực tác dụng lên vật. Lực đó thường là trọng lực. Khối lượng có giá trị không đổi. Còn trọng lượng biến thiên theo sự tác động của trọng lực khi đặt trong các môi trường khác nhau.
Về mặt vật chất, khối lượng và khối lượng tịnh là số đo cân nặng của hàng hóa không tính bao bì. Trọng lượng tịnh là khối lượng hàng hóa có tính cả bao bì. Trọng lượng tịnh bao gồm cả khối lượng tịnh.
Từ khóa:
- Trọng lượng tịnh là gì
- Cách ghi khối lượng tịnh trên bao bì
- Khối lượng là gì
- Trọng lượng la gì
- Khối lượng riêng la gì
Nội dung liên quan:
- Kích thước giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5 trong in ấn chuẩn không cần chỉnh
- Công dụng của túi bóng kính và cách lựa chọn túi bóng kính chất lượng
- Những công nghệ in túi nilon phổ biến trên thị trường